Tạ ơn ..

...

Dân gian có câu ca dao: “Tháng 6 buôn nhãn bán trăm- Tháng 7 ngày rằm xá tội vong nhân”. Kinh Lăng Nghiêm có đọan: “Mười phương Như Lai thương nhớ chúng sinh như mẹ thương nhớ con”. Hàng năm, cứ vào rằm tháng 7, người Việt ta lại đi lễ chùa cầu nguyện cho người đã khuất được siêu thoát, đặc biệt cầu cho mẹ được sống đời với ta. Theo sách nhà Phật, Vu Lan xuất xứ từ tích truyện tôn giả Mục Kiến Liên- một đệ tử của đức Phật sau khi đắc đạo, đã dùng phép thần thông tìm mẹ trong các nẻo luân hồi. Vu Lan theo thuyết nhà Phật là “giải thoát đảo huyên” tức là giải cứu các linh hồn thoát vòng trầm luân bể khổ. Ở một góc nhìn khác, Vu Lan là sự kết hợp từ bi với trí tuệ, tu và học. Chính vì vậy, Vu Lan không chỉ là ngày dành riêng cho việc cầu siêu chư hương linh, cúng Phật mà còn là ngày xá tội vong nhân. Từ tích truyện đó trong kinh sách nhà Phật, người Việt ta từ bao đời nay coi lễ Vu Lan là ngày cầu cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ và thân nhân xa gần. Trong lễ Vu Lan, hình ảnh người mẹ luôn đặt ở vị trí trung tâm của lễ nghi thờ cúng. Nghi thức này thể hiện tình cảm mỗi người tôn vinh mẹ, mừng mẹ khi tại thế, xót xa khi mẹ đã khuất núi. Ca từ Trịnh Công Sơn có câu bất hủ: “Tạ ơn hoa sáng thơm cho mẹ. Tạ ơn chim chiều hát cho cha”. Đây là nét đẹp văn hóa đậm chất phương Đông của người Việt Nam, có tính giáo dục sâu sắc đối với các thế hệ trong gia tộc. Quy luật giao thoa giữa các nền văn hóa trong dòng chảy chung của văn minh nhân loại đang ngày càng trở nên mạnh mẽ. Song cũng vì thế chúng ta lại càng cần thiết phải nâng niu, giữ gìn bản sắc văn hóa riêng cho dân tộc mình.

...

(trích “NỖI LÒNG TRÍ THỨC MÙA VU LAN” - Vũ Ngọc Tiến)

2 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  2. Tạ ơn cha mẹ. Tạ ơn những người sinh thành và dưỡng dục.

    Trả lờiXóa